当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Venezia vs AS Roma, 18h30 ngày 9/2: Tiếp tục ‘hồi sinh’ 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Arema FC vs PSM Makassar, 15h30 ngày 10/2: Tiếp tục gieo sầu
Các nhà sản xuất khác tại Detroit cũng có thể bị ảnh hưởng: Ford và Stellantis là những nhà sản xuất lớn nhất của Mỹ tại Mexico sau GM, và cổ phiếu đều giảm vào ngày 26/11, một ngày sau khi ông Trump tuyên bố sẽ áp thuế nhập khẩu 25% với toàn bộ hàng hóa từ Mexico và Canada, cũng như thuế bổ sung 10% với hàng Trung Quốc ngay trong ngày đầu nhậm chức
Dự kiến năm nay GM nhập khẩu hơn 750.000 xe từ Canada hoặc Mexico, theo công ty dữ liệu và phân tích GlobalData.
Trong số đó có những mẫu xe phổ biến nhất của GM, bao gồm gần 370.000 chiếc Chevy Silverado hoặc GMC Sierra cỡ lớn và gần 390.000 chiếc SUV cỡ trung.
Thuế nhập khẩu của Trump có thể gây tổn thương các hãng xe Mỹ
Trở lại sau 2 năm vắng bóng, Trúc Nhân dốc cạn túi đầu tư đồng thời đặt sự khắt khe lên mức cao nhất để tạo ra sản phẩm. Sự khắt khe thể hiện qua việc anh quay MV 2 lần, 45 bản dựng, hơn 10 bản phối. Không hài lòng 3 đại cảnh, ca sĩ bỏ 1 tỷ đồng quay lại những cảnh này. Đơn cử cảnh cuối MV ban đầu chỉ có 60 người, Trúc Nhân thấy chưa đủ hoành tráng để tạo hiệu ứng thị giác nên quay lại cảnh này với 300 người.
Trước câu hỏi Em quay MV này hết bao nhiêu tiền?từ MC Trấn Thành, Trúc Nhân ngại ngùng tiết lộ: "Em không tiện chia sẻ con số cụ thể nhưng vào khoảng một căn hộ chung cư cao cấp 3 phòng ngủ ở Quận 4, TP.HCM".
Ca sĩ Miu Lê là nữ chính của MV, vào vai bạn gái cũ "dai dẳng không buông" của Trúc Nhân. Cô chưa từng nhận lời đóng khách mời MV, trừ lời đề nghị từ người bạn thân Trúc Nhân. Nam ca sĩ nói lời có cánh về cô bạn: "Tôi nghĩ nếu không phải Miu Lê thì không ai đóng được, từ cách diễn tự nhiên đến phong cách "tưng tửng" rất hợp với tôi. Quan trọng hơn cuối MV, các bạn sẽ thấy Miu Lê với phong thái phụ nữ hiện đại: quyền lực, độc lập và biến tôi trở thành kẻ hợm hĩnh".
Quay xong MV, Trúc Nhân đưa phong bao cho Miu Lê thì cô quyết không nhận. "Tôi đã quyết đưa chi phí cho Miu Lê nhưng cô ấy không nhận, thậm chí quỳ xuống giữa phim trường chỉ để từ chối tôi", anh kể.
Trúc Nhân cho biết MV này dựa trên chuyện tình cảm có thật của mình. Sau khi chia tay khoảng 7 - 8 tháng, anh bất ngờ được người yêu cũ hết lời nài nỉ quay lại. Trúc Nhân động lòng, đồng ý quay lại thì người đó lại bỏ anh đi lần nữa. Ca sĩ hóm hỉnh kể: "Tôi thực sự "sáng mắt" ra, nhận lấy bài học. Giờ đây, tôi cảm ơn và rất trân trọng cảm xúc, ý tưởng người đó cho tôi làm MV này".
MV Có không giữ mất đừng tìmđánh dấu hành trình 10 năm (2012 - 2022) của Trúc Nhân. Xưa nay, anh làm bất kỳ sản phẩm nào đều để khẳng định âm nhạc của mình trước đại chúng. Trong đó, tiêu chí mỗi sản phẩm của Trúc Nhân là dung hòa trọn vẹn 3 yếu tố: chuyên môn, cá tính và đại chúng.
"Tôi không muốn làm MV quá giải trí để rồi không ai quan tâm giọng hát của mình. Tôi cũng không muốn được khen giọng tốt mà không có show, nhạc không ai nghe. Quan trọng nhất, tôi đã đưa cá tính của mình vào âm nhạc sao cho người ta nghe, nhìn vào biết ngay là Trúc Nhân chứ không nhầm lẫn với ai", anh cho biết.
Trích đoạn MV 'Có không giữ mất đừng tìm' - Trúc Nhân
Gia Bảo
" alt="Miu Lê quỳ giữa phim trường trả lại phong bì tiền cho Trúc Nhân"/>Miu Lê quỳ giữa phim trường trả lại phong bì tiền cho Trúc Nhân
Cách đây 4 năm, chị Dương Khánh Huyền (28 tuổi, hiện sống tại TP. Đà Lạt) trở thành trợ lý giám đốc kiêm phó phòng marketing đối ngoại tại một công ty chuyên về du lịch và sự kiện. Bên cạnh những cơ hội lớn, chị cũng phải đối mặt với muôn vàn áp lực.
Hàng ngày đến văn phòng, chị phải gánh vác nhiều trọng trách nặng nề. Kèm theo đó là những ánh mắt đố kỵ, sự bất hợp tác của một số đồng nghiệp khi bỗng dưới quyền một cô gái nhỏ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề. Bên cạnh công việc chính, chị Huyền còn thức khuya dậy sớm “chạy” thêm các sự kiện truyền thông bên ngoài.
![]() |
Cô gái trẻ quyết "bỏ phố lên rừng" |
Nhận về thu nhập cao chót vót nhưng chị lại nhận thấy bản thân như một cái máy khi chỉ suốt ngày xoay quanh sổ sách, giấy tờ và sự ganh đua. Thời gian đi cà phê với bạn bè, ăn một bữa cơm cùng cha mẹ cũng trở thành xa xỉ. Vì thế, chị Huyền tạm gác công việc lên Đà Lạt nghỉ ngơi, đồng thời giúp đỡ bạn trai, hiện là chồng, anh Nguyễn Công Chánh (38 tuổi) chăm sóc homestay.
Chị Huyền tâm sự: “Ban đầu, bố mẹ phản đối gay gắt việc mình lên Đà Lạt. Bố mẹ sợ mình sẽ mất trắng khi lần đầu kinh doanh, đến lúc ấy quay trở lại công việc văn phòng cũng trắc trở”. Nhưng sau cùng, chị vẫn kiên định với lựa chọn này.
“Ở Đà Lạt khoảng 1 tuần, mình thấy buồn vì nhịp sống chậm. Nhưng đến khi quay lại TP.HCM mình còn lạc lõng hơn. Mình nhận ra TP.HCM không có mình vẫn nhộn nhịp, không thiếu gì và cũng chẳng vắng ai. Những nhiệt huyết trước đây cũng chẳng còn. Bạn trai khuyên mình nên tính toán lại, anh hi vọng 2 đứa được ở gần nhau. Thế là mình quyết định theo anh về Đà Lạt”, chị Huyền chia sẻ.
![]() |
Những ngày đầu nơi đất khách không dễ dàng. |
Những ngày đầu lập nghiệp nơi không dễ dàng. Vì muốn tiết kiệm chi phí, chị Huyền và chồng đều tự làm hết mọi việc.
Có những hôm tinh mơ khách đã đến check-in, anh chị lại chia nhau dậy sớm tiếp đón. Nhiều hôm khách đi chơi về muộn, hai người vẫn đợi cửa. Có lúc 2 giờ sáng khách đói bụng nhờ nấu mì, chị lại ra giúp đỡ. Thời điểm quá tải, anh chị đều tự dọn dẹp, thậm chí còn dựng lều ngủ ngoài trời để nhường phòng.
Vì quá vất vả, chị Huyền đã từng nghĩ đến chuyện bỏ cuộc, trở lại công việc văn phòng. Nhưng nhìn ông xã một mình xoay sở, chị lại không nỡ.
Vấp ngã vì tin người
Bình yên hôm nay nhận được là muôn vàn sóng gió mà chị và anh phải đối mặt trước đó. Chị Huyền nhớ lại, bắt đầu khởi nghiệp, hai người tích góp được một khoản vốn tương đối. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, các chi phí bị phát sinh, đội vốn lên bất ngờ. Tính anh Chánh hay tin tưởng bạn bè nên dù đang gặp khó khăn cũng không ngại cho vay mượn. Ít vài chục triệu mà nhiều cũng lên tới cả trăm. Rồi người trả lắt nhắt, có kẻ kì kèo rồi “quỵt” luôn.
“Mình vẫn nhớ năm đó về TP.HCM ăn Tết nhưng mùng 1 đã quay trở lại Đà Lạt cho nhân viên về nghỉ. Khi ấy trong túi 2 đứa chỉ còn đúng 2 triệu nhưng một cậu em hỏi mượn, anh cũng đưa ngay”, chị Huyền chia sẻ.
Các dự án nhận thầu công trình xây dựng và thiết kế quán xá, chị cũng vì cả nể mà bị người ta “quỵt” mất phần tiến độ giai đoạn cuối. Trong khi đó, mọi chi phí như lương thưởng nhân công, đi lại, điện nước, địa điểm… chị đều chi trả trước không thiếu một xu. Công việc mỗi lúc càng ngổn ngang. Lắm lúc công nhân đã về hết, anh chị vẫn ở lại với công trình đến khuya muộn. Vậy nên suốt 2 năm, hoạt động kinh doanh của chị Huyền và chồng dù có khách hàng thì vẫn không dư đồng nào.
Có thời điểm còn khó khăn đến nỗi nồi cơm trong nhà bị hỏng, anh chị chỉ biết nhìn nhau vì không có tiền mua chiếc mới. Thấy con gái vất vả, bố mẹ xót nên lên Đà Lạt phụ giúp. “Mình chẳng chu toàn được. Cơm canh bữa đực bữa cái nhưng sợ mình tủi thân, bố vẫn ăn ngon lành dù bị đau bao tử. Khi ấy mình không kìm nổi lòng, tự trách bản thân sao lại để bố mẹ vất vả như vậy”, chị bộc bạch.
Dù khó khăn chất chồng nhưng chị Huyền và chồng chưa từng bỏ cuộc. Anh chị tin rằng bản thân cứ chịu khó làm lụng, mỗi lần sai là một lần rút kinh nghiệm thì mọi thứ sẽ ổn.
![]() |
Sau tất cả, chị Huyền thấy bản thân có cái nhìn thực tế, nghiêm túc và trầm ổn. |
4 năm lên xứ lạ rồi cũng hóa quen, công việc của anh chị đã thuận lợi hơn. Nhiều du khách đến lần đầu rồi trở lại, còn giới thiệu đến bạn bè gần xa. Đôi lúc anh chị đi vắng, họ không ngại tự phục vụ hay giúp trông nhà.
Sau tất cả, chị Huyền thấy bản thân có cái nhìn thực tế, nghiêm túc và trầm ổn. Chị biết chọn lọc và sắp xếp công việc, trân trọng những gian nan đã trải qua. Ngoài công việc chính, chị vẫn không ngừng học hỏi thêm về lĩnh vực quản trị kinh doanh, marketing... Kinh tế của vợ chồng chị cũng ổn định và an toàn, có thể lo cho tổ ấm nhỏ và đỡ đần bố mẹ.
Chị Huyền bày tỏ, cuộc sống ở Đà Lạt còn bận rộn hơn so với hồi ở TP.HCM nhưng chị được thoải mái làm những điều mình thích. Chị hài lòng với cuộc sống hiện tại khi cuối cùng mọi nỗ lực đã được bù đắp xứng đáng. Chị không hề hối hận với quyết định năm xưa. Với chị, mọi thứ đang diễn ra tự nhiên, hài hòa và ổn định.
Thanh Thanh
(Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Xưởng hương nằm ở vùng quê chiêm trũng nhưng nhiều đối tác nước ngoài vẫn tìm đến tận nơi để quan sát, đánh giá, ... không ít người trong số đó đã ăn ở tại xưởng nhiều ngày để hiểu rõ về cách làm việc của nơi này trước khi ký hợp đồng.
" alt="Bỏ công việc 'như mơ' ở thành phố, cô gái lên Đà Lạt làm lại từ đầu"/>Bỏ công việc 'như mơ' ở thành phố, cô gái lên Đà Lạt làm lại từ đầu
Nhận định, soi kèo Monchengladbach vs Frankfurt, 0h30 ngày 9/2: Khách lấn chủ
Tôi từng ở trọ 10 năm sau khi tốt nghiệp đại học. Theo kinh nghiệm tôi, việc thuê nhà trọ ở vùng ven chẳng giúp tiết kiệm được bao nhiêu, nếu không muốn nói là "lỗ" hơn thuê nhà giá cao hơn chút trong nội thành.
Rõ ràng, nếu so số tiền phải bỏ ra hàng tháng giữa thuê vùng ven và thuê nội thành thì khu vực càng xa trung tâm sẽ càng rẻ hơn, chênh lệch giá nhà là khá đáng kể. Tuy nhiên, đó là khi bạn chưa cân nhắc đến các chi phí đi lại tăng lên, hao mòn xe do thời gian di chuyển lâu hơn...
Bên cạnh đó, thời gian chính là nguồn tài sản vô giá đang bị đánh mất mỗi ngày khi bạn ở xa trung tâm. Và cả sức khỏe bạn phải bỏ ra để đương đầu với quãng đường dài như vô tận mỗi ngày khi kẹt xe giờ cao điểm, hay chịu trận do ngập úng, trời mưa to...
>> 'Chuyển nhà ra vùng ven Sài Gòn để tiết kiệm 80 % thu nhập'
Tôi đã từng thử ở trọ một nơi (nghĩ là tiết kiệm chi phí) và làm ở một nơi xa, nhưng cuối cùng thấy chẳng tiết kiệm bao nhiêu. Cuối cùng tôi còn phải đánh đổi quá nhiều thứ kể trên, tính ra lỗ chứ chẳng lời.
Theo tôi, tuổi trẻ nên thuê nhà một nơi nào đó trong nội thành, phòng nhỏ thôi cũng được còn hơn phải đi xa. Tôi từng ở phòng trọ diện tích 7 m2, giá chỉ 2-3 triệu đồng một tháng. Bạn tôi cũng vừa thuê căn phòng ở Tân Bình giá chưa tới 2 triệu. Thế nhưng, cảm giác ở gần vẫn thoái mái hơn đi ra ngoại thành để có nhà rộng rãi.
Thời gian tiết kiệm được do di chuyển ngắn, bạn có thể đầu tư vào kỹ năng, học tiếng Anh, trau dồi năng lực bản thân, và cả sức khỏe cũng như các mối quan hệ... Về sau, những thứ đó sẽ giúp bạn tìm được cơ hội tốt hơn sẽ có thu nhập cao hơn.
" alt="Chuyển nhà ra vùng ven TP HCM tưởng lời lại thành lỗ"/>Quy định hiện nay
(theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT hiện hành)
Dự thảo thông tư mới
(đang xây dựng, nếu được thông qua sẽ thay thế Thông tư 17)
Không tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường đối với các trường đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Bộ GD-ĐT lý giải: Theo chương trình GDPT mới, học sinh tiểu học 2 buổi/ngày và hầu hết các trường đã áp dụng, đồng nghĩa không tổ chức dạy thêm trong trường. Do đó, về bản chất, dự thảo thông tư mới không thay đổi so với hiện nay.
Yêu cầu học sinh, phụ huynh viết đơn tự nguyện xin học thêm, sau đó nhà trường xây dựng kế hoạch dạy thêm.
Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký.
Hiệu trưởng xét duyệt danh sách, phân công giáo viên dạy thêm, xếp thời khoá biểu dạy thêm.
Giáo viên đề xuất dạy thêm, học thêm cần nêu rõ lý do; mục tiêu; nội dung, thời lượng… trong tổ chuyên môn để lấy ý kiến, đi đến thống nhất.
Căn cứ đề xuất của các tổ chuyên môn, hiệu trưởng họp với ban lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện ban phụ huynh để thống nhất việc tổ chức dạy thêm, học thêm môn học nào, ở khối lớp nào, bảo đảm thiết thực, công bằng, minh bạch.
Sau khi công khai kế hoạch dạy thêm, học thêm, nhà trường cho học sinh tự nguyện đăng ký, rồi xếp lớp, phân công giáo viên giảng dạy.
Mức thu tiền học thêm trong nhà trường được thực hiện theo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trên cơ sở đề xuất của UBND cấp tỉnh theo quy định.
5. Quy định mức trần tổng thời lượng dạy học, bao gồm học thêm trong nhà trường
Tổng thời lượng dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường và dạy thêm học thêm không quá 35 tiết/tuần đối với cấp tiểu học; không quá 42 tiết/tuần đối với cấp THCS; không quá 48 tiết/tuần đối với cấp THPT.
Bỏ quy định này.
Bộ GD-ĐT lý giải: Luật viên chức nêu rõ viên chức không được tổ chức kinh doanh, do đó, giáo viên trường công lập không được tổ chức dạy thêm, học thêm mà chỉ được tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Vì thế, Bộ GD-ĐT không nhắc lại quy định này, nhưng để tránh hiểu nhầm, Bộ sẽ nghiên cứu bổ sung lại.
Giáo viên công lập dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mình đang dạy chính khóa không cần xin phép hiệu trưởng. Tuy nhiên phải báo cáo, lập danh sách các học sinh đó gửi hiệu trưởng và cam kết không dùng bất kỳ hình thức nào ép buộc học thêm.
Giáo viên cũng phải cam kết không sử dụng ví dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm để kiểm tra, đánh giá học sinh.
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho rằng, cần nhìn nhận dạy thêm, học thêm là nhu cầu thực tế của cả giáo viên và học sinh.
"Từ trước đến nay, Bộ GD-ĐT chưa bao giờ cấm việc dạy thêm, học thêm. Bộ GD-ĐT xây dựng dự thảo thông tư lần này nhằm quản lý, hạn chế tối đa những tiêu cực đối với dạy thêm, học thêm. Vấn đề khiến dư luận bức xúc hiện nay là việc giáo viên dạy học sinh ở trường rồi bằng cách này, cách kia 'ép' các em học thêm. Những trường hợp này học sinh và phụ huynh phải 'tự nguyện một cách bắt buộc'. Đây là vấn đề ngành GD-ĐT phải nhìn thẳng và tìm cách quản lý, khắc phục", ông Thành nói.
Theo ông Thành, Bộ GD-ĐT ra quy định về việc dạy thêm, học thêm nhằm đảm bảo việc này nếu có diễn ra được thực hiện minh bạch, tự nguyện, chứ không khuyến khích học sinh đi học thêm.
Ông Thành cũng khuyên phụ huynh không ôm đồm cho con học thêm quá nhiều.
“Phụ huynh cần xem xét con mình có hứng thú, sở trường về lĩnh vực gì, chứ không thể thích mọi thứ, mọi môn. Bộ GD-ĐT dự thảo quy định để hướng tới việc tự nguyện, đúng mong muốn của học sinh.
Việc đăng ký học thêm quá nhiều hoàn toàn không cần thiết và các con cũng không đủ sức để học. Điều quan trọng nhất là phải có thời gian để học sinh ‘tiêu hóa’ được khối lượng kiến thức, phát triển được năng lực. Việc cho con học nhiều, không ‘tiêu hóa’ được vừa ảnh hưởng sức khỏe, vừa phản tác dụng”, ông Thành đưa lời khuyên.
Theo ông Thành, chương trình phổ thông 2018 được thiết kế nhằm hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Theo đó, kiến thức mới chỉ là điều kiện cần, là nguyên liệu và phải được vận dụng, thực hành mới trở thành năng lực của học sinh.
Ông Thành cũng nhắn nhủ: “Cha mẹ học sinh phổ thông bây giờ hầu hết là công dân thế hệ mới, sống trong thời đại mới với môi trường công nghệ. Vì vậy cần nhận thức và đủ sự tự tin, bản lĩnh để quyết định con mình cần và có xu hướng về điều gì thì học thêm cái đó mà thôi.
Đừng hoang mang khi thấy con người ta đi học thêm môn này môn kia rồi đăng ký theo. Sự phân công lao động trong xã hội là rất rõ ràng và đánh giá đúng năng lực của con mình để chọn hướng đi phù hợp mới là lý tưởng của mỗi gia đình. Cái gì cũng muốn con giỏi rồi đăng ký học thêm cho bằng được thì chỉ làm hại con”.
Điểm khác giữa dự thảo thông tư mới về dạy thêm, học thêm và quy định hiện hành
Chương trình ẩm thực Pháp lớn nhất năm 2024
Với số lượng 80 gian hàng và quy mô lớn gấp rưỡi so với chương trình năm 2023, đại diện Ban tổ chức lễ hội mong muốn mang tới cơ hội dạo chơi nước Pháp cho công chúng tại Thủ đô. Các hoạt động khám phá nông sản, văn hoá, thể thao tại không gian rộng 12.000m2 nằm trong Công viên Thống Nhất cũng góp phần quảng bá văn hoá, ẩm thực Pháp đến gần người dân Hà Nội.
Với phiên bản mùa thứ tư, các thực khách tiếp tục có cơ hội thưởng thức những đặc sản chất lượng hảo hạng từ Pháp.
Gian hàng Taste France sẽ mang đến những tinh hoa ẩm thực Pháp thông qua hoạt động nếm thử miễn phí như táo, phô mai, thịt muối & cold cup… Bên cạnh đó, du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức phô mai, sữa & bơ cao cấp, mứt hoa quả, socola, các loại bánh ngọt và bánh nướng cao cấp hay rượu vang đến từ các nhà hàng và thương hiệu uy tín và lâu đời trên thị trường như: La Table Hanoia, Bel, Marou, Red Apron, Green View, Andros, Blue Whale.. hay những gian hàng quảng bá văn hóa Pháp như Gian hàng Đại sứ quán Pháp, truyền hình K+, TV360…
“Thế vận hội mùa hè Olympic” ngay giữa lòng Hà Nội
Làng thể thao là một điểm nhấn đặc biệt trong chương trình năm nay, hướng đến cổ vũ cho Thế vận hội mùa hè Olympic Paris 2024. Tại đây, du khách sẽ được tham gia nhiều trò chơi hấp dẫn như thi đấu bóng rổ, bắn cung, cầu lông, golf… và nhận được nhiều phần quà hấp dẫn như balo, bình nước, túi rút hay các voucher mua hàng… đến từ nhãn hàng thể thao hàng đầu nước Pháp.
Ngoài ra, trong khu vực Làng thể thao, du khách sẽ được trải nghiệm khu vực cắm trại được thiết kế riêng để mang đến trải nghiệm thư giãn tuyệt vời. Người chơi có thể ngồi “chill chill” và tạo ra những bức ảnh sống ảo đầy sống động.
Mang lối sống Pháp đến gần hơn với người Việt
Không chỉ là lễ hội ẩm thực, Balade en France 2024 còn mang đến những gian hàng tôn vinh lối sống Pháp, mang đến tinh thần của lối sống thanh lịch, tinh tế.
Khách tham quan có thể trải nghiệm lối sống này tại các gian hàng của L’occitane - thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng của Pháp, VPBank - trải nghiệm tinh thần trẻ trung năng động, cùng hàng loạt những thương hiệu lifestyle như Lý Gia Viên, Duralex, Yves Rocher, Vietravel,...
Sự xuất hiện của những cái tên hot nhất hiện nay
Song song với các chương trình ẩm thực, thể thao, chương trình sẽ có những màn biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn đến từ ca sĩ Hoàng Dũng - chủ nhân của hàng loạt hit như Nàng Thơ, Đôi mươi, Đôi lời tình ca…. Đặc biệt, chương trình sẽ còn sự xuất hiện của nhiều nhân vật đặc biệt như: cặp đôi đang làm mưa làm gió trên mạng xã hội Ninh Dương story, nhà sáng tạo nội dung hài hước Việt Anh Pí Po & Butin sẽ đến giao lưu cùng với các du khách đến tham dự chương trình Lễ hội ẩm thực Pháp 2024 - Balade En France 2024.
Bên cạnh đó, tại khu vực Làng thể thao, Hanoi Buffaloes - CLB bóng rổ đình đám tại Hà Nội hay Celine Nhã Nguyễn - Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh Everest sẽ đến giao lưu và “thi đấu” cùng với các du khách tham dự chương trình.
Lễ hội ẩm thực Pháp Balade En France là chương trình thường niên được Đại sứ quán Pháp & TP. Hà Nội tổ chức 2 năm một lần và được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2018. Năm 2023, lễ hội đã diễn ra một cách thành công, đón 300.000 lượt khách đến tham dự Lễ hội trong 3 ngày diễn ra chương trình. Lễ hội Ẩm thực Pháp 2024 Balade en France do OPAL Việt Nam thực hiện, với sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Chủ quyền Lương thực Pháp sẽ diễn ra từ 5 - 7/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Buổi lễ khai mạc diễn ra vào lúc 19h tối thứ Sáu, ngày 5/4/2024. Lễ hội mở cửa đón khách tham quan từ 10h sáng đến 22h thứ Bảy ngày 6/4 và từ 10h sáng đến 20h Chủ nhật ngày 7/4/2024. Tham dự chương trình: https://www.facebook.com/events/721669766622158 |
Ngoc Minh
" alt="4 điều đặc biệt của lễ hội ẩm thực Pháp Balade En France năm 2024"/>4 điều đặc biệt của lễ hội ẩm thực Pháp Balade En France năm 2024